Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Ăn uống như thế nào để phòng ngừa ung thư

Dịch đau mắt đỏ lan nhanh ở nhiều tỉnh

Thứ Hai, ngày 30/09/2013 11:38 AM (GMT+7)
Số bệnh nhân đau mắt đỏ đang tăng mạnh tại tỉnh Đăk Nông, mỗi ngày có tới năm, bảy người đến bệnh viện tỉnh khám và điều trị.

Description: Cách chữa nhiệt miệng từ thực phẩm tự nhiênChia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!


Dịch đau mắt đỏ xuất hiện tại Đắk Nông từ giữa tháng 9, bùng phát mạnh trong 1 tuần trở lại đây. 4/8 huyện thị toàn tỉnh có bệnh nhân đau mắt đỏ, trong đó thị xã Gia Nghĩa là ổ dịch lớn nhất.
Bệnh nhân chủ yếu là học sinh độ tuổi đến trường, tiếp xúc mầm bệnh trên lớp rồi lây qua cha mẹ, người thân trong gia đình nên nhiều trường hợp cả nhà đều bị bệnh đau mắt đỏ.
Bác sĩ chuyên khoa mắt Nguyễn Thị Thu Thủy nhận định: So với đợt dịch đau mắt đỏ cách đây 3 tháng thì mức độ lây lan đợt dịch này cao hơn nhiều lần.
Tại Cần Thơ, Bệnh viện Mắt-Răng hàm mặt TP Cần Thơ tiếp nhận khoảng 140 người đến khám và điều trị bị bệnh đau mắt đỏ. Người bị bệnh đau mắt đỏ đến khám và điều trị tăng đột biến khoảng 2 tuần này, chưa có dấu hiệu giảm. Ở các bệnh viện tuyến quận, huyện cũng đang quá tải việc khám và điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Theo Lê
Description: Cách chữa nhiệt miệng từ thực phẩm tự nhiên

Cách trị ho không dùng thuốc Tây

Khi bị sổ mũi, ho khan, ho có đờm, tôi chưng tắc với mật ong ngậm nhưng vẫn không giảm nhiều, xin bác sĩ tư vấn cách trị ho mà không phải dùng thuốc Tây.
Trả lời:
Khi sổ mũi, nước mũi có thể chảy xuống và kích thích vùng hầu họng làm bệnh nhân ho. Ho có thể là ho khan hoặc ho khạc đàm trong. Có nhiều cách điều trị ho tùy theo nguyên nhân, nếu sổ mũi kèm ho khan trong bệnh cảnh bị nhiễm siêu vi hay còn gọi cảm cúm, bệnh nhân có thể uống thuốc chống sổ mũi (antihistamine).
cau13.jpg
Hiện nay, công nghệ hiện đại đã có thể trích ly đủ hàm lượng tinh dầu kết hợp từ 4 loại thảo dược trên thành kẹo ngậm, si rô, hoặc viên nang để tiện lợi sử dụng.
Ngoài ra, để cắt cơn ho, bệnh nhân có thể dùng kèm thêm các loại thảo dược dùng các loại cây thảo dược thông dụng để trị ho như:
- Gừng: Từ lâu dân gian đã dùng gừng như một vị thuốc ít tiền và hữu hiệu trong chữa trị các triệu chứng ho thông thường do thời tiết. Nếu ho do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng nước sắc gừng với vỏ cam (hoặc quýt) và một ít vỏ quế để uống. Còn ho lâu không khỏi, bạn có thể dùng nước sắc gừng pha với mật ong để dùng.
- Tần dầy lá: Trong những ngày thời tiết trái gió trở trời, tần dày lá rất hợp lý bởi tính năng hạ đờm và chống ho, nhất là các trường hợp viêm phế quản mãn tính, cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khàn tiếng. Bạn có thể nhai vài lá hoặc là giã gần chục lá vắt lấy nước hòa với một chút muối và uống.
- Tràm: Dùng để khử độc, sát trùng do trong thành phần có cineol, eucalyptol có tác dụng sát khuẩn, xoa dịu, long đàm, thông mũi mát họng, giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho. Do có tính kháng khuẩn cao, ức chế virus nên tràm là một cách hiệu quả đề phòng cúm.
- Bạc hà: Chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi. Bạn có thể giã nhuyễn để hít hoặc lấy nước để uống.
Bạn cần phối hợp 4 thành phần thảo dược trên lại để tăng hiệu quả điều trị nhanh. Nếu không có thời gian, bạn có thể đến các hiệu thuốc để tìm mua loại thuốc được chiết xuất từ kết hợp của 4 loại thảo dược trên. Hiện nay, công nghệ hiện đại đã có thể trích ly đủ hàm lượng tinh dầu kết hợp từ 4 loại thảo dược trên thành kẹo ngậm, si rô, hoặc viên nang để tiện lợi sử dụng. Nếu cơn ho của bạn sau 7 ngày tự điều trị không khỏi, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn hợp lý.
Báo điện tử VnExpress cùng nhãn hàng Eugica (Công ty Mega We Care) phối hợp tổ chức chuyên mục "Điều trị ho bằng thảo dược". Độc giả có thể chia sẻ kinh nghiệm, đặt các câu hỏi dành cho bác sĩ chuyên môn về cách điều trị ho bằng thảo dược cho gia đình tại suckhoe@vnexpress.net.
Các câu hỏi liên quan đến bệnh lý về ho và cách điều trị hiệu quả với thảo dược sẽ được thạc sĩ, bác sĩ Âu Thanh Tùng - Trưởng phân khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược tư vấn và trả lời.
Bác sĩ Âu Thanh Tùng
Trưởng phân khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược

Description: Cách chữa nhiệt miệng từ thực phẩm tự nhiên

Bổ sung nhiều vitamin A sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh nhiệt miệng (hình minh họa)

Cách chữa nhiệt miệng từ thực phẩm tự nhiên.

Thứ Năm, ngày 12/12/2013 18:00 PM (GMT+7)

Nhiệt miệng là một bệnh lý viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Biểu hiện của bệnh: Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau vỡ ra tạo thành vết loé. Vết loét to dần, rất đau và khó chịu làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Các nguyên nhân chính của nhiệt miệng:

Virut:  Thường do virut Herpes gây ra .

Do Viêm ruột hoặc rối loạn miễn dịch gây ra.

Thiếu vitamin và khoáng chất: Một số vết loét nhiệt miệng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu một số loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin B12, Sắt, Kẽm, Folate,…

Stress: Khi tâm trạng căng thẳng, lo lắng, buồn phiền gây ức chế thần kinh khiến số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột bị giảm làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đưởng ruột dẫn đến việc sản xuất các enzym, vitamin bị giảm gây suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến nhiệt miệng.

Làm sao để không bị nhiệt miệng?

Để ngăn ngừa nhiệt miệng bạn không nên ăn những đồ ăn cay nóng và luôn giữ cho răng miệng sạch sẽ. Hãy giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái tránh những căng thẳng mệt mỏi. Bạn nên ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe hơn.

Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, công việc đầy áp lực và căng thẳng liệu bạn có chuẩn bị cho mình những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng lành mạnh? Theo số liệu khảo sát đầu năm 2013 của Viện Dinh Dưỡng công bố, có đến 50% người Việt Nam thiếu các vi chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bữa ăn của người Việt ngày nay không đáp ứng được tiêu chuẩn là phải có ít nhất 15 loại thực phẩm khác nhau đến từ 4 nhóm thực phẩm.

Có một biện pháp chữa và ngăn ngừa nhiệt miệng an toàn, đơn giản đó là sử dụng Tảo Mặt trời Spirulina. Hiện diện trên trái từ 3,6 tỷ năm trước, Tảo Spirulina là một loại thực vật lâu đời nhất trên trái đất. Trong tảo trong tảo có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn bất kỳ một loại thực phẩm tự nhiên nào với hơn 100 chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, bao gồm các loại đạm thực vật dễ tiêu, các vitamin, chất khoáng và các chất chống oxi hóa. Từ năm 1974, Tảo Spirulina đã được tổ chức Y tế thế giới công nhận là

“ Thực phẩm lý tưởng nhất của con người trong thế kỷ 21”. Các tổ chức lớn khác của thế giới như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Nông Lương Thế giới cũng khuyến cáo các nước sử dụng tảo Spirulina như một nguồn thực phẩm và dược phẩm hữu ích cho con người.

Tảo Mặt trời Spirulina do công ty Earthrise của Mỹ sản xuất và đóng gói tại California – Là công ty sản xuấtTảo Spirulina lớn nhất Thế Giới, với hơn 30 năm kinh nghiệm. Sản lượng Tảo Spirulina công ty sản xuất hàng năm bằng một  nửa tổng sản lượng tảo thế giới. Tảo Mặt trời được sản xuất hoàn toàn tự động, không sử dụng đến bàn tay con người, không sử dụng chất bảo quản, chất

Chế độ bảo hiểm y tế

   I. Đối tượng, mức đóng, phương thức và trách nhiệm đóng BHYT:

    - Đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công, trong đó chủ sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3, đối với các đối tượng: người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan; hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ thuật thuộc lực lượng Công an nhân dân; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    - Đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương hưu hoặc trợ cấp, do cơ quan BHXH đóng, đối với các đối tượng: người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    - Đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu, do Ngân sách Nhà nước đóng đối với các đối tượng: người có công với cách mạng; cựu chiến binh; người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm; người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế -  hạ sĩ quan Quân đội, Công an và Cơ yếu; trẻ em dưới 6 tuổi; người đã hiến bộ phận cơ thể người; lưu học sinh nước ngoài; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng; thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; người lao động được hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    - Đóng sáu tháng hoặc một năm một lần, mức đóng một tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu và được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng đối với đối tượng thuộc hộ cận nghèo; tối thiểu 30% mức đóng đối với hộ gia đình nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình từ ngày 01/01/2012.

    - Đóng sáu tháng hoặc một năm một lần, mức đóng một tháng bằng 3% mức lương tối thiểu và được nhà nước hỗ trợ tối thiểu: 50% mức đóng đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ cận nghèo; 30% mức đóng đối với học sinh, sinh viên không thuộc hộ cận nghèo.

    - Đóng hằng tháng bằng 3% mức lương tối thiểu đối với thân nhân người lao động, người sử dụng lao động trích tiền lương, tiền công của người lao động để đóng từ ngày 01/01/2014.

    - Đóng sáu tháng hoặc một năm một lần, mức đóng một tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu đối với xã viên HTX, hộ kinh doanh cá thể, do đối tượng tự đóng từ ngày 01/01/2014.

    - Đóng sáu tháng hoặc một năm một lần, mức đóng một tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu đối với đối tượng tự nguyện tham gia BHYT và do đối tượng đóng.

   II. Quyền lợi khi tham gia BHYT:

    1. Người tham gia BHYT được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Cơ quan BHXH để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý.

    2. Khi khám bệnh, chữa bệnh đúng nơi đăng ký ban đầu ghi trên thẻ hoặc theo tuyến chuyên môn kỹ thuật được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán theo mức:

    - 100% chi phí KCB đối với người có công với cách mạng và trẻ em dưới 6 tuổi; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ thuật thuộc lực lượng Công an nhân dân.

    - 100% chi phí khi KCB tại tuyến xã.

    - 100% chi phí KCB khi tổng chi phí của một lần KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu ở mọi tuyến điều trị.

    - 95% chi phí KCB đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Phần chênh lệch do đối tượng chi trả.

    - 80% với các đối tượng khác, phần chênh lệch do đối tượng chi trả.

    - Khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn:

     + 100% chi phí đối với trẻ em dưới 6 tuổi; người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày 19/8/1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát.

     + 100% chi phí nhưng tối đa không quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ thuật thuộc lực lượng Công an nhân dân. Phần chênh lệch do cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng chi trả.

     + 100% chi phí nhưng tối đa không quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, đối với người có công với cách mạng (trừ các trường hợp người có công với cách mạng được hưởng 100% chi phí ở trên). Phần chênh lệch do đối tượng chi trả.

     + 95% chi phí nhưng tối đa không quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Phần chênh lệch do đối tượng chi trả.

     + 80% chi phí nhưng tối đa không quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, đối với các đối tượng khác. Riêng người tham gia BHYT tự nguyện phải có thời gian đóng BHYT lên tục đủ 150 ngày kể từ ngày thẻ BHYT có giá trị sử dụng. Phần chênh lệch do đối tượng chi trả.

    3. Khi khám bệnh, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu ghi trên thẻ hoặc không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (trừ trường hợp cấp cứu) có trình thẻ BHYT, người có thẻ BHYT tự thanh toán chi phí với cơ sở KCB và được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán theo mức:

     + 70% chi phí đối với bệnh viện hạng III và chưa xếp hạng;

     + 50% chi phí đối với bệnh viện hạng II;

     + 30% chi phí đối với bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt.

      Trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn được thanh toán theo ba mức chi phí ở trên nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ. Phần chênh lệch do đối tượng chi trả.

    4. Khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng khỏm bệnh, chữa bệnh BHYT; không đủ thủ tục theo quy định; người có thẻ BHYT tự thanh toán chi phí với cơ sở KCB và được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán theo mức:

     - Một đợt điều trị ngoại trú tối đa không vượt quá: 55.000 đồng đối với bệnh viện hạng III và chưa xếp hạng; 120.000 đồng đối với bệnh viện hạng II; 340.000 đồng đối với bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt.
     - Một đợt điều trị nội trú tối đa không vượt quá: 450.000 đồng đối với bệnh viện hạng III và chưa xếp hạng; 1.200.000 đồng đối với bệnh v